Bác Sỹ Nhi khoa
                                                                     
  • Trang chủ
  • Tìm kiếm
  • Tâm lý
    • Đồ chơi >
      • Chọn đồ chơi cho bé
      • Đồ chơi đơn giản tốt cho trẻ
      • Tự làm đồ chơi cho bé
    • Trẻ bị bạo hành >
      • Trẻ bị bạo hành (phần 1)
      • Trẻ bị bạo hành (phần 2)
      • Trẻ bị bạo hành (Phần 3)
      • Trẻ bị bạo hành (phần cuối)
    • Đối phó với cơn thịnh nộ của trẻ
    • Trẻ có người thân bệnh nặng
    • Cơn khóc lặng ở trẻ em
    • Kỷ luật không nước mắt
    • Giúp bé kiểm soát cơn giận
    • Trẻ 5 tuổi bắt đầu biết suy nghĩ tích cực
    • Bệnh trầm cảm ở trẻ em
  • Phát triển
    • Ngôn ngữ >
      • Những năm đầu đời
      • Mốc phát triển
      • Nhận biết trẻ chậm nói
      • Đánh giá nguy cơ chậm nói
      • Khắc phục chứng chậm nói
    • Thóp >
      • Thóp trước đóng khi nào?
    • Dậy thì >
      • Độ tuổi dậy thì
      • Nhận biết dậy thì sớm
      • Trì hoãn dậy thì sớm
  • Chăm sóc
    • 10 ngộ nhận về tiêm chủng
    • Vệ sinh cho bé gái
    • Quấn tã >
      • Có nên quấn tã cho bé sơ sinh
      • Cách quấn tã cho bé
      • Quấn tã an toàn để bảo vệ khớp háng của bé
    • Bé ốm hay mọc răng sữa?
    • Vệ sinh bao quy đầu
    • Rụng tóc ở trẻ nhỏ
    • Vệ sinh mũi
  • Dinh dưỡng
    • Vitamin D >
      • Đại dịch bị lãng quên
      • Vitamin D - chiến binh "đa năng"
    • Ăn dặm >
      • Tuổi bắt đầu
      • Tránh gây áp lực
      • Một số lưu ý
      • Bé đã sẵn sàng
    • Bà bầu vắt sữa non - nên hay không nên?
    • Tập luyện đúng cách cho trẻ hay ọe khi ăn
    • Làm gì khi bé kén ăn?
    • Top 10 thức ăn bổ dưỡng cho não
    • Bổ sung canxi
  • Bệnh tật
    • Suy giảm miễn dịch bấm sinh
    • Đái dầm >
      • Nguyên nhân
      • Điều trị
      • Đồng hồ báo thức
    • Sởi >
      • Nhận biết sởi qua ảnh
      • Biến chứng viêm não trong sởi
      • Vì sao sởi vẫn bùng phát định kỳ?
      • Dịch sởi lớn nhất nước Mỹ và lý giải vì sao nhiều trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh
      • 41 độ và chuyện sởi ở nước Mỹ
      • Dự phòng sau phơi nhiễm sởi
      • Hạn chế lây lan sởi bằng cách ly đối tượng tiếp xúc
      • Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng sởi
    • Tắc lệ đạo >
      • Tắc lệ đạo ở bé 1 tuần tuổi
      • Nhận biết tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh
    • Nhiễm Herpes ở phụ nữ có thai
    • Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
    • Bé 5 tháng nổi cục ở vú
    • Nong bao quy đầu
  • Tiêu hóa
    • Nôn trớ >
      • Nguyên nhân
      • Xử trí
      • Nôn trớ ở trẻ nhỏ
    • Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi >
      • Phần 1
      • Phần 2
      • Phần 3
  • Hô hấp
    • Khí dung >
      • Máy phun khí dung
      • Lưu ý khi khí dung
    • Hen >
      • Khò khè ở trẻ nhỏ
      • Hiểu biết về bệnh hen
      • Lập kế hoạch hành động dựa vào chỉ số lưu lượng đỉnh kế
      • Dự báo cơn hen bằng lưu lượng đỉnh kế
      • Sử dụng Lưu lượng đỉnh kế
      • Sử dụng Corticosteroid dạng hít
      • Sử dụng buồng đệm trong điều trị
      • Nguyên tắc điều trị dự phòng
      • Phác đồ điều trị dự phòng
    • Ho và cảm lạnh >
      • Diễn biến
      • Biến chứng
      • Điều trị
      • Chọn thuốc
      • Cẩn thận khi dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ
      • Bài thuốc đặc biệt công hiệu
    • Viêm tai ở trẻ em >
      • Nhận biết (phần 1)
      • Nhận biết (phần 2)
      • Điều trị
      • Phòng ngừa
    • Viêm phổi >
      • Nhận biết viêm phổi
      • Giúp trẻ viêm phổi mau bình phục
  • Cấp cứu
    • Hồi sức cho trẻ ngừng tim ngừng thở
    • Lồng ruột ở trẻ nhỏ
    • Dạy trẻ xử lý các tình huống ngộ độc
    • Xử trí sốt ở trẻ em
    • Sơ cứu bỏng ở trẻ em
    • Chấn thương phần mềm, nên chườm lạnh hay chườm nóng ?
    • Sơ cứu bé bị ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật
    • Xử trí khi bé ngã dập đầu­­­
    • Sơ cứu bé bị dập ngón tay, ngón chân
    • Cấp cứu nghẹt bao quy đầu ở bé trai
  • Thuốc
    • Acyclovir
    • Amoxicillin
  • Đọc truyện
    • Sư tử không gầm
    • Hai cánh cửa
    • Món quà Nhiệm màu của Thỏ con
    • Nàng tiên xấu xí
    • Đám mây Tham lam
    • Nỗi sợ hãi 'mềm mại - mịn màng'
    • Một bông hoa mỗi ngày
    • Nữ Hoàng đi tìm Lòng Hảo tâm
    • 'Thành phố Nghệ thuật' hay 'Bí quyết làm người vui vẻ'
    • Những gã quỷ lùn xấu bụng
    • Nàng Công chúa Lửa
    • Cậu bé và Cây Táo
    • Làm ơn chuyển cho tôi chiếc bánh

Táo bón ở trẻ dưới một tuổi (phần 2)

Picture
Ở độ tuổi 0-6 tháng, bé có thể mắc chứng khó đi ngoài. Bé kêu khóc nhăn nhó một lúc lâu (20-30 phút), mặt đỏ bừng rồi mới đi ngoài ra phân mềm, không có máu. Nỗi kinh hoàng này có thể xuất hiện vài lần mỗi ngày, khiến trẻ mệt mỏi và bố mẹ hoang mang lo lắng.
Điều khác biệt chủ yếu giữa trẻ thường xuyên táo bón và trẻ mắc chứng khó đi ngoài là phân của trẻ mắc chứng khó đi ngoài vẫn mềm. Thăm khám thấy bé vẫn khoẻ mạnh, vui vẻ, phát triển bình thường, tăng cân đều, ngủ tốt, không chớ nhiều.

Bạn đừng quá lo lắng, không có gì nguy hiểm đâu. Bé đang "khổ công" học cách vận hành cơ thể, học cách đẩy phân ra ngoài một cách hiệu quả đấy. Muốn vậy, bé phải biết cùng lúc vừa tăng áp lực trong ổ bụng vừa giãn cơ vùng đáy chậu. Điều này không dễ dàng tí nào và bé cần tập luyện. Khi khóc, bé đang cố gắng làm tăng áp lực trong ổ bụng, ép phân xuống để tống ra ngoài. 

Nếu bác sĩ chẩn đoán là bé mắc chứng khó đi ngoài, cách tốt nhất là chờ đợi. Chứng bệnh này thường kéo dài 1-2 tuần, đôi khi có thể dài hơn, và sẽ tự qua đi. Nghiên cứu của Mỹ công bố năm 2002 cho thấy những cố gắng điều trị bằng viên đạn hoặc kích thích trực tràng bằng cặp nhiệt độ không giúp giảm hiện tượng này. 

Hãy cho bé thời gian. Một khi đã thiết lập được thói quen, bé sẽ không rên rỉ nữa. Nếu điều này vẫn làm bạn băn khoăn, hãy cho bé ngồi vào chậu nước ấm, hay giữ bé ở tư thế các bà mẹ hay xi con cho chân ép vào bụng, hoặc cho bé "ngồi xổm" trên cánh tay bạn để bé dễ đi ngoài hơn. 

TÁO BÓN Ở TRẺ BÚ MẸ HOÀN TOÀN

Picture
Sữa mẹ chứa chất nhuận tràng tự nhiên khiến trẻ ít khi bị táo bón. Thông thường, trẻ bú mẹ hoàn và bú đủ no (đủ sữa cuối cữ) phải đi ngoài hàng ngày, hoặc ít ra là hai ngày một lần. Tuy nhiên, việc đi ngoài không thường xuyên không nhất thiết là dấu hiệu của táo bón. Hai khả năng có thể xảy ra:

- Thứ nhất, bé không phải là đứa trẻ đi ngoài hàng ngày. Có thể bé thuộc loại đi ngoài 2 -3 ngày một lần, tính chất phân mới là yếu tố quyết định. 

- Thứ hai, có thể bé đói do chưa bú đủ lượng sữa cuối cữ. Trường hợp này, bạn đừng buồn, không phải sữa của bạn kém chất lượng đâu. Bé đói là do kỹ thuật, tư thế và thời gian cho con bú của bạn chưa được hoàn hảo thôi. 
Thông thường, nếu bé đi tè đều đặn, bạn có thể yên tâm là bé được cung cấp đủ nước. Tuy nhiên điều này chỉ nói lên rằng bé đã bú đủ lượng sữa đầu cữ (loại sữa trong, nghèo chất béo và năng lượng, tiết ra ngay đầu cữ bú). Bạn không thể biết bé có nhận đủ sữa cuối cữ (loại sữa đặc hơn, nhiều chất béo và năng lượng hơn, được tiết ra vài phút sau khi bé bắt đầu bú) hay không. 

Sự mất cân bằng sữa đầu cữ và sữa cuối cữ có thể khiến trẻ đi ngoài không thường xuyên, bị chứng đau bụng, đi ngoài khó khăn, phân xanh, nhiều nước và nổi bọt. Bé tăng cân chậm (sự tăng cân đều đặn là dấu hiệu cho thấy bé đã bú đủ). Chỉnh sửa kỹ thuật cho con bú sẽ giúp cải thiện tình hình. Hãy cho bé bú mẹ đủ dài để được nhận đủ lượng sữa giàu chất dinh dưỡng, điều này giúp bé phát triển bình thường. 

Khi bé được 6 tháng và bắt đầu ăn dặm, thói quen vệ sinh có thể có những thay đổi. Bạn không nên lo lắng quá. Hãy kiên nhẫn và cho bé uống thật nhiều nước. Cơ thể bé sẽ tự biết sắp xếp và đưa mọi thứ trở về trật tự.

Bác sỹ Nhi khoa
Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi (phần 1)
Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi (phần 3)
Print Friendly and PDF
comments powered by Disqus
Powered by Create your own unique website with customizable templates.